- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Động kinh nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng
6 câu hỏi thường gặp nhất về bệnh động kinh
Những con số ngạc nhiên về bệnh động kinh bạn cần biết
6 triệu chứng dễ nhận biết của bệnh động kinh
Ăn nhiều bột ngọt dễ bị co giật
Động kinh không phải bệnh truyền nhiễm
Động kinh xảy ra khi các noron thần kinh phóng điện đột ngột khiến cơ thể co giật. Động kinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: Chấn thương sọ não, đột quỵ, sinh khó... Động kinh có tính di truyền, nếu bạn có bố hoặc mẹ bị động kinh thì bạn hoặc anh chị em trong gia đình cũng có nguy cơ động kinh. Là bệnh có tính chất di truyền nhưng động kinh không phải bệnh truyền nhiễm vì nó không lây lan khi bạn tiếp xúc với người bệnh.
Bạn có thể bị động kinh ở bất cứ độ tuổi nào
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dễ bị động kinh do co giật khi sốt cao, do sinh khó và do bất thường nhiễm sắc thể... Người già dễ có nguy cơ bị động kinh khi bị đột quỵ, bệnh Alzheimer. Tỷ lệ trẻ bị động kinh trước 10 tuổi là 50,5%. Người già và trẻ nhỏ là 2 là đối tượng có nguy cơ động kinh cao nhất. Ngoài ra, động kinh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, những người nghiện rượu, những người bị chấn thương sọ não cũng có nguy cơ động kinh…
Động kinh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào
Bất cứ ai cũng có thể có một cơn động kinh trong đời
Động kinh được đặc trưng bởi các cơn động kinh tái phát. Thông thường một bệnh nhân được chẩn đoán mắc động kinh khi có ít nhất hai cơn động kinh, nếu chỉ có một cơn duy nhất thì chưa gọi là động kinh.
Bạn có thể bị một cơn động kinh trong đời nhưng không mắc bệnh động kinh. Một số nguyên nhân có thể khiến bạn có cơn động kinh như: Co giật do sốt, do ngưng thuốc, do ngộ độc, do phản ứng dị ứng, do nhiễm trùng, do rối loạn điện giải, đường huyết... Tuy nhiên những tình trạng này không được xem là động kinh. Cơn động kinh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đột quỵ hay đau đầu migraine (đau nửa đầu).
Có rất nhiều loại động kinh
Bệnh động kinh có nhiều loại, với những triệu chứng khác nhau. Tùy vào từng vị trí của não bị ảnh hưởng mà sẽ có những biểu hiện khác nhau ở bên ngoài cơ thể như cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân, không kiểm soát được hành vi, kèm theo cơn vắng ý thức tạm thời.
Trẻ bị động kinh vắng ý thức không bị co giật như các loại động kinh khác
Bạn có thể không cần dùng thuốc để kiểm soát cơn động kinh
Trẻ bị lên cơn động kinh do sốt cao, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải không cần phải uống thuốc chống động kinh. Để giảm thiểu cơn động kinh người bệnh cần duy trì đường huyết ở mức ổn định; Khi trẻ bị sốt cha mẹ cần hạ sốt kịp thời tránh để trẻ bị co giật tái phát.
Phương pháp điều trị động kinh có thể áp dụng cho tất cả mọi người
Động kinh có rất nhiều loại vì vậy việc chọn lựa thuốc chống động kinh tùy thuộc nhiều vào từng loại cơn động kinh, nguyên nhân, tuổi, giới tính, tình trạng bệnh lý đi kèm… Vì vậy người bệnh không nên tự đi mua thuốc và việc chọn lựa loại thuốc, liều dùng và cách dùng phải do bác sỹ chỉ định. Tuyệt đối không được giảm liều khi thấy bệnh đỡ hơn. Việc tự ý dùng thuốc có thể khiến bệnh nhân bị động kinh kháng thuốc, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Thanh Tú H+ (Very Well)
Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Egaruta giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Bình luận của bạn